Nhập từ khóa tìm kiếm

Đóng
Mục ưa thích
0

So sánh văn hóa trà Việt với văn hóa trà Trung Hoa – Phần 2

By : admin 0 Bình luận
25 Th4 chè ngon

So sánh nghệ thuật uống trà ở Trung Quốc và Việt Nam.

Với công dụng ban đầu đơn giản chỉ là làm thuốc hay nước giải khát nhưng dần qua bao tháng năm trà dần được nâng lên thành sự kết hợp tuyệt vời giữa giải trí vật chất và tinh thần. “Trong cổ họng niềm hoan ca lan tỏa giải vây cả nỗi cô đơn tinh khiết nhất!”
Nghệ thuật thưởng thức trà ở Trung Quốc:
Có thể chia làm 3 giai đoạn chính: trà nấu (đoàn trà, dùng trà bánh), trà khuấy (dùng bột trà hay mạt trà) và trà ngâm (tiễn trà, dùng trà rời).
       +   Giai đoạn dùng bánh trà để nấu: Người dân thu hoạch trà rồi lựa chọn, cắt và đóng thành từng bánh rồi phơi khô. Khi dùng phải trải qua 3 bước là hong khô, nghiền và nấu. Đi kèm với việc pha chế trà là các dụng cụ để dùng trà và cách thức dùng trà.
      +   Giai đoạn dùng trà bột để khuấy: Vào thời nhà Tống, trà bánh được thay bằng trà bột. Người ta tán là chè thành bột, sau đó khuấy với nước sôi để uống.
     +   Giai đoạn dùng trà rời để ngâm: Được dùng vào thời nhà Minh. Pha trà búp vào đỉnh, khi búp trà chìm xuống thì uống. Từ đó, các công đoạn chế biến trà chỉ còn là sao, vò, sấy…và có hình dáng sợi.

     Đi kèm với việc pha chế trà là các công cụ dùng để thưởng thức trà. Ví dụ như thời nhà Minh, trà cụ bằng gốm, sứ, vì cho rằng sự đạm bạc là tôn chỉ của nghệ thuật: chén trà được ưa chuộng là loại có men màu trắng. Ấm đất Nghi Hưng màu gan gà hoặc đen tím, hình tròn, có miệng, nắp và tay cầm được đặc biệt ưa chuộng. Ấm đất Nghi Hưng có các đặc điểm: (1) chế nước sôi vào không tổn hại đến sắc, hương, vị của trà; (2) vị trà không biến chất; (3) chịu nhiệt cao, mùa đông có đổ nước sôi vào cũng không bị nứt; (4) đặc biệt dùng lâu, không cho trà vào cũng ra nước trà; (5) càng dùng càng bóng; (6) ít truyền nhiệt, không bỏng tay; (7) có nhiều màu sắc, muốn chọn màu nào tùy thích. Ngoài ra, cũng cần phải nói tới một loại hình nghệ thuật gắn với việc uống trà, đó là ca hát. Trong giới quý tộc thượng lưu thì thường mỗi người uống một chén riêng. Chén có nắp đậy ở trên, có đĩa kê ở dưới, gọi là “chén hạt gạo”. Khi không muốn uống nữa thì khách lật ngửa nắp lên, người phục vụ sẽ hiểu ý mà không tiếp nữa.
Trong khi thưởng thức trà, cũng có những quy định về việc thưởng trà, cách rót trà, bánh dùng để uống trà và bạn tâm sự… Người Trung Hoa uống trà để thưởng ngoạn, để thư giãn, để giải sầu cùng tri kỷ trên bàn cờ thế sự. Uống trà là để hòa hợp với thiên nhiên, để thể hiện tình tâm giao và bàn luận về thế sự…

        Trung Quốc có nhiều loại trà nổi tiếng như: Trà xanh, Hồng trà, Ô-long, trà hoa, trà ép… Trong đó nổi tiếng nhất chính là trà xanh Long Tỉnh là nổi tiếng nhất. Trong giới bình dân, trà được pha trong một bình lớn, thường có hình bát giác, để giữa bàn. Bên cạnh có chậu sành rộng và năm cái chén nhỏ ngâm trong nước nóng. Khách muốn uống thì tự rót trà và uống bao nhiêu tùy ý. Ngày nay, với người Trung Quốc, trà vẫn là đồ uống được ưa thích. Nhưng trà chỉ còn được đánh giá theo hương vị chứ về lễ nghi thì đã không còn sự thanh nhã như thời xưa.

Nghệ thuật thưởng thức trà ở Việt Nam:
Trà của người Việt chịu sự ảnh hưởng từ Trung Hoa. Tuy nhiên, việc uống chè tươi, chè nụ là cách uống độc đáo của người Việt Nam, nhưng chưa thấy được ghi chép hay phổ biến trên thế giới.
Trà là đồ uống của cư dân nông nghiệp thích cuộc sống ổn định, bình thản. Cho nên trong nghệ thuật pha trà và thưởng thức trà của người Việt không quá cầu kỳ nhưng cũng không quá đơn giản, không quá nghi lễ nhưng cũng không quá bình dân. Đó là sự kết hợp hoàn hảo đến trung dung trong nghệ thuật pha trà và uống trà.
Cách pha trà của người Việt đã phản ánh đầy đủ nét văn hóa qua các khâu chọn trà, xử lý trà, đun nước, pha trà, rót trà và tận hưởng hương vị trà. Chọn trà là khâu đầu tiên quan trọng, đa số người bình dân Việt Nam thích uống chè tươi, chè nụ, trà xanh. Phần đông người Việt chủ yếu dùng chè tươi. Chè tươi mua về rửa sạch, vò kỹ cho giập lá, cọng bẻ gãy tước ra. Ðun sôi nước mới cho chè vào, lại đun tiếp rồi ủ khoảng 15 phút, ngấm là đem ra dùng. Uống chè tươi cũng thể hiện tính cộng đồng của văn hóa làng xã Việt Nam, nền văn hóa lúa nước. Ngoài uống nước chè tươi, chè nụ, chè xanh, người ta còn lấy lá chè già phơi khô, vò nhỏ để uống dần (gọi là chè khô). Nước chè khô và chè nụ có mầu đỏ. Đặc biệt ở những vùng trồng trà có tiếng như Thái Nguyên, Phú Thọ có “chè mộc”, “chè sao suốt” hoặc “chè móc câu”… Người Việt từ xưa đã biết ướp trà với hoa sen, nhài, hoa ngâu, hoa cúc, hoa lan… Đặc biệt nhất là trà sen. Trà được ướp mang những hương vị rất đặc biệt.
Nghệ thuật uống trà của người Việt được gói lại trong câu: Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh. Muốn có một chén trà ngon, điều trước tiên phải tìm cho được nguồn nước quý tự nhiên thanh khiết. Nước pha trà ngon nhất là những giọt sương sớm đọng trên lá sen, hay nước mưa hứng từ tàu cau xanh mướt trên cao. Người cầu kỳ pha nước giếng với nước mưa, gọi là nước âm dương. Nước phải đun bằng ấm đất trên bếp lò đốt bằng than. Than dùng để đun nước vì nó không bốc mùi như củi khô, hay các loại dầu. Đun vừa đủ sôi, không đun sôi quá hoặc không đủ sôi. Sau đó bỏ một lượng trà vừa phải, đổ nước sôi vào để tráng trà, chế nước vào tiếp và dùng. Đó là cả một hành trình dằng dặc mà mỗi chặng, mỗi nhịp đều phải đạt đến được cái chân nghệ thuật thì cái đích cuối cùng: một chén trà ngon mới thật là viên mãn. Không phải ngẫu nhiên mà trong tất cả các thức uống của cõi nhân sinh này, trà được xem là nghệ thuật tinh vi nhất. Phần “ngũ quần anh” là bạn trà. Việc rót trà ra chén cũng không đơn giản. Việc chọn trà, pha trà, mời trà là một ứng xử văn hóa biểu hiện sự tinh tế và lòng mến khách của người Việt. Thậm chí từ cách nâng ly, cách mời khách, cách uống đều thể hiện nét văn hóa.

Trong nghệ thuật thưởng trà, người Việt cũng không quá cầu kỳ nhưng cũng không đơn giản. Người Việt uống trà với mong ước hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện thái độ bình đẳng, khiêm nhường. Người Việt không đòi hỏi một không gian riêng để thưởng trà và cũng không nhất thiết phải có bánh khi dùng trà, người Việt chủ yếu chú trọng đến người ngồi uống chung và hương vị của trà.

Nhấp một lần thôi nhớ cả đời
Uống trà như uống giọt trăng rơi
Chạm môi nhẹ chút thành thương nhớ
Thoáng chút hương đưa đến bồi hồi.

Nguyên nhân của ảnh hưởng văn hóa trà Việt-Hoa:
Từ xa xưa, văn hóa của người Việt đã chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Sự ảnh hưởng đó tác động đến nhiều mặt như: tư tưởng tôn giáo, kiến trúc, hội họa, điêu khắc, chữ viết, văn học nghệ thuật, chính trị… Những ảnh hưởng đó có lẫn những yếu tố tích cực và tiêu cực. Trong văn hóa trà, văn hóa trà của người Việt cũng chịu sự ảnh hưởng của văn hóa trà Trung Hoa. Thứ nhất, Trung Hoa có thể được coi là cái nôi của trà. Mặc dù theo nghiên cứu thì cây trà (chè) có mọc ở phía bắc Việt Nam nhưng Trung Hoa là nước đầu tiên dùng trà để uống, làm thuốc, cùng với đó là biết cách chế biến trà và các dụng cụ dùng để uống trà. Thứ hai, trong quá trình xâm lược nước ta trong một thời gian dài, Trung Hoa đã đem trà và văn hóa uống trà vào nước ta, đặc biệt là sự du nhập của trà Tàu. Trà Tàu du nhập vào nước ta từ thời Lý (1010-1225). Từ khoảng cuối thế kỉ XVIII, cùng với sự sùng bái văn hóa Trung Hoa của quan lại triều Nguyễn, trà Tàu rất được giới quý tộc nước ta ưa chuộng.
Chè mạn là một loại trà Tàu phổ biến nhất. Nghệ thuật thưởng trà Tàu theo kiểu Minh-Thanh phát triển mạnh ở nước ta, vì vậy các bộ đồ trà của ta thường mang kiểu Khang Hy, Càn Long. Tuy nhiên, đối tượng tiếp nhận trà Tàu chủ yếu là dân thượng lưu thời phong kiến.Sự giao lưu và tiếp biến văn hóa Việt-Hoa là rất lớn. Có thể coi, Trung Hoa là nguồn phát ra văn hóa trà và Việt Nam là nguồn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng