Nhập từ khóa tìm kiếm

Đóng
Mục ưa thích
0

So sánh văn hóa trà Việt với văn hóa trà Trung Hoa – Phần 1

By : admin 0 Bình luận
09 Th3

Nguồn gốc, phân loại, công dụng và quá trình truyền bá của cây chè/ trà.  

Có những thứ không chép nghiêm túc thành sách, nó nằm tản mác đâu đó trong câu truyện hay câu thơ, nhưng không thể nói là không có văn hóa. Trà cũng vậy, có những văn hóa riêng xoay quanh nó, Chúng ta đều có thể bắt gặp man mác hồn trà trong những câu chuyện, câu thơ, những lời đàm đạo giữa cuộc đời :

Nhị sen thơm ngát giữa lòng son
Ướp quyện trà quê để nỉ non
Ngọt chát sẻ chia tình đậm nhạt
Trẻ già đàm đạo chuyện vuông tròn

Cây chè là loại cây có lịch sử trồng trọt lâu nhất, lá cây xanh quanh năm, có hoa màu trắng. Cây chè được trồng khoảng 5 năm và thu hoạch trong khoảng 25 năm. Cây chè chỉ mọc ở những vùng không có sương muối, mát mẻ, thích hợp với vùng có lượng mưa trung bình khoảng 3000ml/ năm, và ở độ cao 500-1000m so với mực nước biển. Các vùng thích hợp để trồng chè là phía nam tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Bắc việt Nam và phía đông bang Asssam của Ấn Độ. Nguồn gốc của cây chè là vùng bắc Đông Nam Á cổ đại. Cây chè nguyên thủy được xem là có từ 4-5 nghìn năm trước đây. Khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy những dấu tích của lá và cây chè hóa thạch ở Phú Thọ. Vùng bắc Đông Nam Á cổ đại hiện nay có rất nhiều cây chè cổ thụ.

Trong dân gian hiện hay lưu truyền khá nhiều truyền thuyết về cây chè nhưng chủ yếu ở Trung Hoa, Ấn Độ và Nhật Bản. Người Việt dùng từ “chè”, còn từ “trà” là từ mượn từ tiếng Hán, chỉ dùng để chỉ sản phẩm đã qua chế biến. Các kết quả nghiên cứu khảo cổ kết hợp với tra cứu sử sách của Việt Nam và Trung Quốc đều cho thấy rằng tuy Trung Quốc được xem là nơi truyền bá việc uống trà, nhưng cây chè lại là cây bản địa của Việt Nam, có thể gọi Việt Nam là một trong những quê hương của cây chè cổ, điều này được khẳng định cả trong và ngoài nước. Từ Trung Quốc, cây chè bắt đầu truyền bá sang Triều Tiên (năm 647), Nhật Bản (truyền vào bán đảo Korea vào thế kỉ VII và thời nhà Đường thế kỉ VIII), Trung Á và Tây Á (thiên niên kỉ thứ nhất và đến Ả Rập vào thế kỉ I), Châu Âu (năm 1577). Trên mặt kinh tế, rất có thể sự vươn lên của Trung Hoa trong thế kỷ 21 này sẽ có một phần đóng góp không nhỏ của trà – một loại nông phẩm độc đáo – và ấm tầu – một dụng cụ và cũng là một loại nghệ phẩm đặc biệt. Cho nên, khi nhìn vào phương thức chiếm lĩnh thị trường, sau thời kỳ sản xuất những món hàng thông dụng rẻ mạt, tiếp đến phải là giai đoạn của những sản phẩm đặc thù – có một không hai, không có sản phẩm tương tự để thay thế, hoặc không thay thế nổi. Trà tầu và ấm tầu có thể ở trong thành phần đó. Độc đáo nhưng thông dụng, thượng vàng hạ cám, từ loại đắt hiếm tới loại rẻ mạt, có khả năng sản xuất qui mô và thu hút một lượng nhân công đông đảo là những yếu tố rất đáng kể trên mặt ngoại thương.

Có nhiều cách dùng lá trà, nhưng chủ yếu là dùng để nấu nước uống hoặc đem nướng, trộn với một số thảo dược khác để làm thuốc. Vì cây trà rất có lợi cho sức khỏe nên được rất nhiều người dùng để pha nước uống hoặc làm thuốc. Trên thế giới có khoảng 3.000 thứ lá cây thường được dùng làm đồ uống hàng ngày. Thế nhưng từ khi trà trở nên phổ biến thì những loại đồ uống bằng lá cây nói chung thường đều được gọi là trà. Mỗi nước có mỗi tên gọi về trà và có nhiều loại trà khác nhau. Chè chính hiệu có tên khoa học là Camellia sinensis cũng có tới 9 loại. Trong đó có 3 giống chính:
         –    Chè Assam (Ấn Độ): lá to, dài tới 20cm, thân lớn, cao tới 18-20m. Chè Đông Dương: cây cao 5m, lá dài tới 7,6cm.
         –    Chè Trung Quốc ở phía Bắc thì cây nhỏ hơn (chỉ cao 2-3m), có nhiều cành, mọc thành bụi, nhưng khỏe và chịu được rét, lá cứng và ngắn khoảng 3,8-6,4cm. Người Trung Quốc lại khéo léo phủ lên các danh trà ấy những lớp lang huyền thoại để rồi tạo nên một dòng trà truyền kỳ “độc nhất vô nhị” trên cõi thế. Nào Trảm mã trà, Vân vũ trà, Nhạn đăng trà, Thiên trụ trà…
         –    Trên thế giới, có các loại trà chính như: Bạch trà, Lục trà, Ô-long, Phổ Nhị, Hồng trà, Hành trà, Trà rời, Trà bánh, Trà bột, Trà xơ… Vào năm 1827, trà mới được giới khoa học nghiên cứu và phát hiện ra nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và dùng để chữa bệnh.

Nguồn: http://hoasendatviet.com/

Danh mục: Tin tức, Văn hóa trà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng